Tìm hiểu về giày chạy bộ cứng và giày chạy bộ linh hoạt – Review Giày

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua về những đôi giày chạy bộ cứnggiày chạy bộ linh hoạt rồi phải không? Nhiều bạn mới nghe qua thì có vẻ không mấy thiện cảm với những đôi giày chạy bộ cứng cho lắm. Tuy nhiên dù là giày cứng hay giày linh hoạt thì đều có những đặc điểm riêng. Và tất nhiên nó cũng sẽ hướng đến những mục đích chạy khác nhau.
 
Nếu như bạn không biết mình nên cần một đôi giày chạy bộ cứng hay linh hoạt. Cũng không biết là tại sao mọi người lại phải uốn dẻo và bẻ gập trước khi mua giày thì hãy tham khảo bài viết này nhé.
 
Còn bây giờ, bắt đầu thôi nào!
 
 
 
Nếu bạn thử vào một cửa hàng bán giày chạy bộ và lựa một đôi bất kì. Hãy cầm nó lên và uốn cong theo chiều dọc. Một đôi giày chạy bộ cứng sẽ khó bị bẻ gập hơn so với những đôi giày linh hoạt.
 
Đó là cách đơn giản nhất và dễ dàng nhất để nhận biết một đôi giày cứng. Hoặc không thì bạn cũng có thể đi nó trên chân và chạy thử. Cảm giác cứng hay linh hoạt chắc chắn bạn có thể cảm nhận rõ.
 
giày chạy bộ cứng
Những đôi giày chạy bộ cứng có vẻ khá khó khăn để có thể bẻ gập
Giày chạy bộ cứng có thể chia làm 2 kiểu hướng đến 2 mục đích chạy khác nhau. Một là kiểu giày giúp cải thiện hiệu suấttốc độ. Hai là kiểu giày giúp những bước chạy của bạn trở nên ổn địnhchắc chắn hơn. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm của từng kiểu giày này.
 

Giày chạy bộ cứng giúp cải thiện tốc độ và hiệu suất

Bạn có biết tại sao những đôi giày chạy đua hay giày đào tạo tốc độ thường là những đôi giày cứng không? Hãy tưởng tượng mà xem, nếu bạn chạy trên một đôi giày mềm và đàn hồi tốt thì sẽ như thế nào? Chắc chắn thời gian để nó hoàn trả năng lượng và phản hồi lực sẽ không thể nhanh được.
 
Thay vào đó một đôi giày chạy bộ cứng sẽ giải quyết được vấn đề này. Gần như độ cứng của lớp đệm sẽ khiến bạn như lắp thêm một chút lò xo dưới chân vậy.
 
Thông thường những đôi giày này sẽ được thêm vào một tấm Carbon. Nhưng tấm Carbon này sẽ làm gia tăng độ cứng cũng như cải thiện hiệu suất chạy tốt hơn. Tuy nhiên có những đôi giày chạy bộ cứng chứa tấm Carbon được làm ra không phải để dành cho tất cả mọi người.
 
Có nhiều đôi giày được thiết kế theo trọng lượng, tốc độ, sải chân hay những đặc điểm của các VĐV. Do vậy hiệu suất sẽ không được phát huy tối đa nếu bạn chỉ là một người chạy bộ ở mức độ trung bình.
 
Chẳng hạn như đôi Vaporfly 4% của Nike cam kết có thế giúp bạn chạy nhanh hơn 4%. Tuy nhiên tin vui đó chỉ dành cho những VĐV thôi nhé. Còn dân chạy nghiệp dư như mình thì khó để mà đạt được lắm.
 

Giày chạy bộ cứng cải thiện tính năng ổn định và chắc chắn

Giờ hãy bỏ qua những đôi giày chứa đệm Carbon sang một bên. Thử so sánh một đôi giày cứng và một đôi giày mềm để xem đâu sẽ là đôi giày giúp bạn ổn định hơn khi chạy. Những đôi giày mềm (giày linh hoạt) sẽ đàn hồi nhiều hơn và có thể khiến chân bạn bị chao đảo.
 
Hơn nữa việc giày dễ bị uốn cong sẽ khiến bạn tiêu tốn năng lượng nhiều hơn. Kết quả này đến từ một nghiên cứu của các chuyên gia chạy bộ. Theo đó thì phần khớp cổ chân sẽ bị hao hụt năng lượng và cũng kém ổn định hơn.
 
Còn những đôi giày chạy bộ cứng thì sao. Chắc chắn những vấn đề về độ ổn định sẽ được giải quyết hoàn toàn. Đơn giản vì cách thiết kế và chất liệu đế sẽ khiến những bước chạy trở nên vô cùng chắc chắn và an toàn.
 
Thông thường những đôi giày này sẽ hướng đến việc tiếp gót và dành cho chạy hằng ngày. Giá của nó thường cao hơn một chút so với giày linh hoạt và thấp hơn những đôi mạ Carbon.
 

Giày chạy bộ cứng dành cho những ai?

Nếu bạn cần một đôi giày chạy đua hay giày để đào tạo tốc độ thì hãy chọn những đôi giày giúp cải thiện hiệu suất. Chất liệu đệm của chúng khá đặc biệt và thông thường sẽ được mạ Carbon.
 
Bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng hoặc mua online và tìm hiểu xem đôi giày có tấm Carbon hay không. Nếu có thì khả năng đó là một giày để giúp bạn chạy nhanh hơn đấy.
 
Nếu bạn cần một đôi giày chạy bộ hằng ngày có thể khiến những bước chạy trở nên chắc chắn và an toàn thì hãy chọn giày chạy giúp cải thiện tính năng ổn định. Đặc điểm những đôi này đo chính là không có tấm Carbon và độ cứng khá cao.
 
Ví dụ về một đôi giày chạy bộ “siêu cứng”, đó chính là: Saucony Endorphin Pro 2. Bạn phải mất gần 100N để có để bẻ gập nó.
 
giày chạy bộ cứng
Saucony Endorphin Pro 2 – Đôi giày chạy bộ “siêu cứng”
Đọc thêm:
Nói thêm về những đôi giày cứng như thế này. Chúng thuộc kiểu giày cứng nhưng khi đi trên chân thì vẫn sẽ đảm bảo độ êm ái cần thiết. Do vậy các bạn cũng không nên nhầm lẫn và cho rằng những đôi giày cứng sẽ khiến bạn dễ bị đau chân đâu nhé.
 

Giày chạy bộ linh hoạt là gì?

Trái ngược với giày chạy bộ cứng, giày chạy bộ linh hoạt có thể uốn cong một cách dễ dàng. Thậm chí có những đôi bạn còn có thể bẻ gập hoặc uốn tròn nó đấy.
 
 
Đặc điểm của những đôi giày chạy bộ linh hoạt:
 
– Êm ái, dễ chịu và đàn hồi tốt: Thông thường chất liệu đệm đế giữa của những đôi giày này khá là mềm. Cảm giác êm và đàn hồi bạn có thể thấy rõ nét nhất khi đi nó trên chân.
 
– Không thực sự ổn định: Trái với những đôi giày chạy bộ cứng, giày linh hoạt xét về tính ổn định chắc chắn sẽ không được đánh giá cao. Tốt nhất bạn chỉ nên chạy ở mức độ trung bình và quãng đường vừa phải.
 
– Trọng lượng nhẹ: Nguyên nhân có lẽ đến từ công nghệ đệm đế giữa. Chất liệu đệm không quá đặc chắc chắn sẽ khiến trọng lượng của nó giảm đi khá nhiều.
 
– Độ bám tốt: Những đôi giày linh hoạt thích ứng với địa hình tốt hơn. Lý do đến từ việc nó dễ dàng uốn cong theo bề mặt tiếp xúc. Ngoài ra thời gian tiếp đất lâu hơn cũng khiến cho việc bám đường trở nên tốt hơn đấy.
 

Giày chạy bộ linh hoạt dành cho những ai?

Nếu bạn cần một đôi giày chạy bộ ở mức độ trung bình, quãng đường vừa phải nhưng đảm bảo độ êm ái, nhẹ và dễ chịu thì hãy chọn giày linh hoạt. Trên thị trường những đôi giày này khá phổ biến và giá bán cũng không quá đắt.
 
Thông thường những người chạy phục hồi cũng lựa chọn những đôi giày này. Tuy nhiên cần bổ sung thêm yếu tố ổn định để có thể chạy phục hồi được an toàn nhất.
 
Một đôi giày chạy bộ “siêu linh hoat” các bạn có thể tham khảo đó là: New Balance FuelCell Rebel v2. Bạn chỉ cần một lực rất nhẹ, hơn 10N là đã có thể bẻ gập nó rồi.
 
giày chạy bộ cứng
New Balance FuelCell Rebel v2 – Đôi giày chạy bộ “siêu linh hoạt”
Đến đây các bạn cũng đã hiểu được thế nào là giày chạy bộ cứng hay linh hoạt rồi chứ. Hãy cầm thử đôi giày của bạn và uốn cong thử xem có khó khăn hay không. Từ đấy cũng có thể biết được chúng thích hợp để dùng vào những mục đích chạy nào.
 
Hơn nữa việc phân biệt những đôi giày cứng và mềm sẽ giúp ích một phần trong việc chọn giày. Do vậy trước khi mua các bạn cũng nên kiểm tra bằng cách uốn thử chúng xem sao nhé.
                       
                                       Tham khảo: runrepeat.com
Bài viết liên quan
0 0 votes
Đánh giá bài biết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x