Calf bó cơ và những lợi ích bất ngờ khi dùng trong chạy bộ

Calf bó cơ là một trong những phụ kiện quan trọng và không thể thiếu của những runner chuyên nghiệp. Ngay cả với những người mới chạy bộ thì calf bó cơ cũng được sử dụng tương đối phổ biến.
 
Vậy calf bó cơ là gì? Công dụng và lợi ích của calf bó cơ như thế nào? Và những ai cần thiết phải dùng calf bó cơ khi chạy bộ?
 
Hãy cùng mình đi tìm hiểu trong bài viết này để có được câu trả lời nhé.
 
Trong bài viết mình sẽ chỉ đi sâu nói về calf bó chân mà thôi. Đơn giản bởi vì chân là bộ phận chịu nhiều áp lực nhất khi chạy.
 
Ngoài ra còn có cafl bó bắp tay nữa nhưng không được sử dụng phổ biến trong chạy bộ cho lắm. Do vậy mình cũng xin phép không đề cập đến. Nếu bạn muốn tìm hiểu thì có thể lên các trang mạng để nghiên cứu thêm nhé.
 
calf bó cơ
 
Calf bó cơ trong phạm vi bài viết này còn có một tên khác là calf bó bắp chân. Đây là món phụ kiện được sử dụng nhằm chống đau và mỏi cơ vùng chân nhờ tính năng tạo áp lực lên vùng được bó.
 
Calf bó cơ được sử dụng rất phổ biến trong thể thao. Và tất nhiên đối với chạy bộ cũng không phải là một ngoại lệ.
 

Đặc điểm và tính năng của calf bó cơ

Bạn có thể hình dung loại calf này giống như chiếc tất cổ cao của các VĐV bóng đá vậy. Chỉ khác là calf không bao bọc bàn chân mà chỉ dài từ cổ chân đến sát đầu gối mà thôi.
 
calf bó cơ
Calf bó cơ là món phụ kiện được sử dụng khá phổ biến trong chạy bộ
Chúng thường được làm bằng vật liệu nylon và spandex là chủ yếu. Tỷ lệ là 80% nylon và 20% spandex. Hỗn hợp này có độ co giãn và bó nén cực tốt.
 
Hơn nữa, về mức độ thoải mái và thoáng khí của các loại calf này cũng không cần phải bàn cãi. Do vậy bạn cũng không cần phải quá lo lắng đến việc bắp chân bị nóng trong khi chạy.
 
Đi sâu về thiết kế thì có thể thấy calf bó cơ thường được chia độ theo chiều dài. Tức là ở vị trí càng xa tim thì độ nén sẽ càng cao. Do vậy phần cổ chân sẽ nén nhiều nhất và phần sát đầu gối sẽ nén ít nhất.
 
Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu. Bởi vì khi chạy bộ, máu dưới tác dụng của trọng lực sẽ liên tục được dồn xuống chân. Và nhiệm vụ của calf sẽ là giúp máu được đẩy trở lại để đưa về tim. Chính vì vậy mới có lý do mà phần thấp nhất lại được nén nhiều nhất.
 
Thông thường các loại calf sẽ có các size khác nhau và lực nén khác nhau. Tuỳ theo chu vi bắp chân và mục đích sử dụng mà sẽ có những loại tất riêng biệt.
 

Lợi ích của việc sử dụng calf bó cơ

1. Tăng lưu thông và tuần hoàn màu

Khi chạy bộ, máu đa phần sẽ được đưa tới chân và khó để đưa về tim dưới tác dụng của trọng lực. Hơn nữa chân là bộ phận hoạt động nhiều nhất nên sẽ được máu bơm tới liên tục.
 
Việc sử dụng calf bó cơ sẽ giúp tạo ra áp lực nén giúp hỗ trợ đẩy máu lưu thông về tim. Từ đấy máu được tuần hoàn và cung cấp đủ oxy cho cơ bắp hoạt động. Do vậy việc sử dụng calf sẽ hạn chế được việc bàn chân hay bắp chân bị căng cứng trong và sau khi chạy.
 

2. Tăng sức chịu đựng khi chạy bộ

Như đã nói ở trên, khi bắp chân luôn được cung cấp oxy thì nó sẽ làm việc hiệu quả hơn. Khi đó khả năng sản sinh và tích tụ lactate cũng sẽ được hạn chế. Bạn sẽ ít có khả năng bị mỏi cơ hay căng cơ cục bộ nữa.
 
Và tất nhiên sức chịu đựng của đôi chân và cơ thế sẽ được cải thiện. Khi này bạn có thể chạy xa hơn, lâu hơn mà không gặp quá nhiều vấn đề liên quan tới chân.
 

3. Giảm nguy cơ đông máu

Đối với những người đang sử dụng thuốc, tiêm hay có bệnh lý khiến máu hay bị đông cục bộ thì calf bó cơ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.
 

4. Hỗ trợ giảm sưng và phục hồi

Khi máu được lưu thông, oxy và các dưỡng chất sẽ liên tục được đưa đến. Đồng thời các tế bào máu thiếu dinh dưỡng hay các chất độc tích tụ trong cơ sẽ bị ép phân tán. Nhờ đó các phần cơ bị sưng hay căng cứng sẽ được hỗ trợ giúp phục hồi nhanh chóng hơn.
 
Không chỉ có calf bó cơ, nếu khi gặp tình trạng này bạn cũng có thể dùng băng y tế quấn lại. Đây chính là một phần công thức RICE giúp khắc phục chấn thương hiệu quả. Các bạn có thể lên mạng để tìm hiểu thêm về công thức tuyệt vời này.
 

5. Bảo vệ chân

Tất nhiên rồi, calf bó cơ sẽ bao bọc hết phần bắp chân của bạn. Do vậy, bắp chân sẽ được bảo vệ trước những tác động bên ngoài khiến da của bạn vì trầy, xước.
 
Hơn nữa khi có thêm lớp bảo vệ sẽ giúp da tránh bị tác dụng nhiệt quá mức. Đặc biệt là khi chạy trong thời tiết nắng gắt hay lạnh giá.
 
Tuy nhiên có một nhược điểm đó chính là việc nó sẽ không được sử dụng trong thời gian dài. Nói đúng ra là không nên chứ không phải là không được.
 
Bởi vì khác với tất compression, calf sẽ bị bó 2 đầu. Một đầu ở cổ chân và một đầu ở sát đầu gối. Việc cổ chân bị bó chặt trong thời gian dài có thể khiến cổ chân và bàn chân bị sưng tấy. Do vậy việc lựa chọn những loại calf có độ bó thích hợp là vô cùng quan trọng.
 
Ngoài calf bó cơ, tất compression cũng được sử dụng rất phổ biến trong chạy bộ
 

Những ai cần sử dụng calf bó cơ

Thực ra bất kể ai chạy bộ cũng đều có thể sử dụng calf bó cơ. Tuy nhiên có một số bạn thì mình khuyên là nên sử dụng calf trong khi chạy.
Cụ thể với các trường hợp sau:
 
– Thường xuyên bị sưng tấy và căng cứng bàn chân, bắp chân trong và sau khi chạy bộ.
 
– Thường xuyên luyện tập cường độ cao nhiều lần trong tuần.
 
– Đang gặp chấn thương hay các vấn đề liên quan đến bắp chân và đang cần luyện tập để phục hồi.
 
– Thích một chút gì đấy thể thao và lạ mắt hơn trong chạy bộ.
 
calf bó cơ
Một số loại calf đặc biệt được sử dụng để phục hồi chấn thương rất hiệu quả
Ngoài ra calf bó cơ cũng có thể được sử dụng trong những trường hợp bạn phải đứng hoặc đi lại liên tục nhiều giờ. Điều này cũng sẽ giúp bạn hạn chế bị tê cứng chân hơn.
 

Có những loại calf bó cơ nào và cách lựa chọn sao cho thích hợp

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại calf bó cơ với nhiều mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên nếu sử dụng phổ biến thì có thể kể đến calf R2V2 và R2 Oxygen. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo các thương hiệu nổi tiếng như: CEP – Đức, Pro compression – Mỹ, 2XU – Úc,…
 
calf bó cơ
2XU là thương hiệu được dân chạy bộ vô cùng yêu thích
 
Sau khi lựa chọn được loại calf cần mua thì tiếp theo bạn cần phải xác định đôi nào phù hợp với mình. Các thông số cơ bản của một đôi calf bó cơ bạn cần chú ý đó là:
 
– Chiều dài: Thông thường calf sẽ có chiều dài từ cổ chân đến sát gối.
 
– Size: Đo theo chu vi phần to nhất của bắp chân.
 
– Chất liệu: Thông thường được làm từ nylon và spandex.
 
– Mức độ nén: Có 4 mức độ nén là 8-15 mmHg, 15-20 mmHg, 20-30 mmHg, 30-40 mmHg. Chỉ số càng cao thì nén càng chật. Nếu chọn loại nén cao có thể gây đau và khó chịu. Còn nếu chọn loại nén thấp thì không phát huy được tác dụng của calf bó cơ.
 
Thông thường thì các VĐV sử dụng ở mức 20-30 mmHg. Người chạy bộ bình thường như chúng ta chỉ nên chọn mức 8-15 mmHg hoặc 15-20 mmHg mà thôi.
 
Nhìn chung việc lựa chọn một đôi calf cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tốt nhất là bạn cần phải tìm hiểu kĩ hoặc lựa chọn nhiều đôi để xem đôi nào thực sự thích hợp. Còn nếu có điều kiện đi lại thì có thể đến trực tiếp cửa hàng để đi thử cho chắc chắn.
 

Kết luận

Có thể nhiều bạn đã biết đến calf bó cơ từ lâu. Nhưng việc làm thế nào để lựa chọn và sử dụng khoa học thì có lẽ nhiều bạn vẫn còn chưa biết. Để tìm hiểu thêm các bạn có thể lên mạng shearch từ khoá calf bó cơ hoặc compression calf.
 
Ở Việt Nam cũng có một số địa chỉ uy tín để các bạn lựa chọn calf bó cơ cũng như tất compression như: Activstore, Imsport,…
 
Tham khảo: procompression.com
 
Bài viết liên quan
5 1 vote
Đánh giá bài biết
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x